Gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị
Đầu năm 2022,ãngphícôngsởbỏhoangĐắpchiếuhàngloạtcôngsởtrênđấtvàtỷ lệ cá cược tỷ số hàng loạt cơ quan, công sở đóng trụ sở trên đường Lê Lợi (TP.Huế) được di dời về nơi làm việc mới thuộc khối nhà hành chính tập trung trên trục đường Võ Nguyên Giáp (P.An Đông, TP.Huế).
Đề án này nằm trong kế hoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhằm nhường vị trí "đất vàng" để quy hoạch khu thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp dọc bờ sông Hương, thu hút nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hơn 1 năm kể từ khi các trụ sở được dời về nơi làm việc mới, khu đất vàng giữa "trái tim" TP.Huế vẫn "đắp chiếu". Theo thời gian, các công trình không được quan tâm, chăm sóc đã tạo nên hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp... gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị.
Đi dọc đường Lê Lợi, từ hướng cầu Trường Tiền, đầu tiên đập vào mắt là trụ sở cũ của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên - Huế trong cảnh hoang hóa, cửa đóng then cài.
Từ khi bắt đầu di dời trụ sở để nhường khu đất "vàng" tại số 28 Lê Lợi (TP.Huế), Sở Y tế Thừa Thiên - Huế và các đơn vị trực thuộc cạnh bên, như Phòng khám chuyên khoa kế hoạch hóa gia đình (28B Lê Lợi); Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình (30 Lê Lợi) cũng chuyển trụ sở làm việc, khiến một loạt tòa nhà bị bỏ hoang phế.
Loạt công trình trên vị trí đắc địa lâu ngày không có người trông nom, dọn dẹp nên dần bị bủa vây trong rác. Một số khu vực, hàng rào sắt xiêu vẹo, sắp đổ, cùng nhiều hạng mục của trụ sở cũ của Sở Y tế Thừa Thiên - Huế hư hỏng nghiêm trọng.
Cách đó không xa, khu đất số 26 Lê Lợi nguyên là trụ sở của Liên hiệp Các hội văn học - nghệ thuật Thừa Thiên - Huế đã di dời về số 1 Phan Bội Châu (TP.Huế); trụ sở của Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ở số 22 Lê Lợi, cũng đã di dời về Trung tâm hành chính công, để lại một loạt khu nhà đất trong cảnh hoang phế im lìm trên đất "vàng".
Hơn 1 năm kể từ khi đơn vị này được chuyển về nơi làm việc mới, các khu nhà trên đường Lê Lợi, do không được quan tâm, bảo vệ nên hàng loạt cơ sở vật chất của công trình dần xuống cấp nghiêm trọng. Bên trong trụ sở, các hệ thống đèn điện, cửa đều hư hỏng, rơi rụng, khuôn viên bị rác bủa vây bẩn thỉu, nhếch nhác.
Chậm triển khai vì chờ quy hoạch
Theo chủ trương kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên - Huế, những khu nhà đất ở vị trí đắc địa trên đường Lê Lợi đang được quy hoạch dành cho những dự án thương mại, dịch vụ để phát triển kinh tế, hạ tầng của TP.Huế.
Trả lời nguyên nhân các công trình công sở "bỏ hoang" trên đường Lê Lợi, ông Trần Hữu Thùy Giang, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu đầu tư, trong đó có dự án đã hoàn thành quy hoạch chi tiết, tuy nhiên các dự án chưa được triển khai vì phải chờ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế.
"Sau đại dịch Covid-19, tình hình kinh tế phục hồi chậm và còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết các dự án đầu tư du lịch đều gặp khó khăn. Riêng các dự án trên đường Lê Lợi, hiện UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tích cực phối hợp các bộ, ngành T.Ư hoàn thiện quy hoạch để sớm trình Thủ tướng phê duyệt. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các dự án sẽ được triển khai", ông Giang cho biết.
(còn tiếp)
Để giữ lại ngôi nhà kiến trúc Pháp tiêu biểu ở số 26 Lê Lợi (nguyên là trụ sở của Liên hiệp Các hội văn học - nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế), năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Văn Phương đã có công văn giao cho UBND TP.Huế lập phương án di dời tòa nhà đến vị trí đối diện (nằm ven sông Hương), để phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị.
Theo đó, UBND TP.Huế cũng lập dự án và được HĐND TP.Huế thông qua nghị quyết phân bổ kinh phí thực hiện, trong đó có phương án thuê "thần đèn" Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ nói trên. Tuy nhiên, đến nay tòa nhà vẫn còn bị bỏ hoang phế, chưa có phương án cuối cùng là di dời hay đập bỏ.